TRUYỀN THÔNG DƯỢC PHẨM, XU HƯỚNG MARKETING DIGITAL 2022

17/08/2022 05:31

3 năm qua là một chuyến đi tàu lượn siêu tốc đối với nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những người trong lĩnh vực dược phẩm. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến cách các thương hiệu dược phẩm giao tiếp và cung cấp sản phẩm của họ: người tiêu dùng ngày càng hiểu biết và chủ động hơn, trong khi các doanh nghiệp đang phải thích ứng với thế giới ngày càng ưu tiên kỹ thuật số.

Trong lĩnh vực dược phẩm, các thương hiệu cần tiếp tục đổi mới và làm cho trải nghiệm trực tuyến cũng như giao tiếp gắn kết khách hàng của họ hiệu quả hơn. Thị trường hiện tại, điều quan trọng là phải có một chiến lược tiếp thị rõ ràng, chặt chẽ và gắn kết để cạnh tranh. Ở giai đoạn này, thay vì tiếp cận trực tiếp tới khách hàng, chúng ta nên thật sự nghiêm túc nhìn nhận lại phương thức tiếp cận và thông điệp Marketing đang được gửi tới khách hàng. 

KẾT NỐI & THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG

Bản chất là những nền tảng kết nối, mạng xã hội là cầu nối đưa doanh nghiệp dược phẩm đến gần hơn với khách hàng. Khi nắm bắt được nhu cầu của người dùng mạng xã hội, doanh nghiệp có thể xây dựng những nội dung riêng được tối ưu, phát huy các tính năng tương tác qua lại sẽ giúp thương hiệu trở thành một nhân vật sống động và dễ dàng gắn kết với thói quen hàng ngày của người dùng.

Bên cạnh đó, mạng xã hội còn là một công cụ đặc biệt hỗ trợ hoạt động nghiên cứu insight (sự thật ngầm hiểu) vô cùng hiệu quả. 51% nhà tiếp thị đánh giá rằng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đang là xu hướng nên được ưu tiên hàng đầu và 84% khách hàng cho rằng họ sẽ mua hàng từ các thương hiệu dược phẩm mang lại cho họ cảm giác giống như một người hơn là một con số.

Hầu hết khách hàng cảm thấy rất cảm kích nếu như doanh nghiệp dược thấu hiểu được nỗi đau về bệnh của họ, biết được thời gian nào là thích hợp để bán hàng. Bằng cách xem xét các phản ứng và bàn luận của công chúng về nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội, hoặc thảo luận về các vấn đề bệnh lý, doanh nghiệp dược phẩm có thể tìm được những đặc tính của nhóm khách hàng mục tiêu như khoảng thời gian hoạt động, xu hướng thị trường, mong muốn đối với ngành hàng, dịch vụ này... Đây chính là cơ sở quan trọng để đưa ra cải thiện cần thiết về sản phẩm, dịch vụ, giúp nâng cao tỷ lệ lựa chọn và vị thế thương hiệu khi thỏa mãn đúng nhu cầu khách hàng.

XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING & CÁC KÊNH ONLINE HIỆU QUẢ

 

1. Website 

Đó là nơi cung cấp thông tin chi tiết cho khách hàng, theo dõi và tạo ra chuyển đổi. Một điều bạn cũng cần lưu ý khi làm website cho các sản phẩm dược, đó là các thông tin dù cung cấp ở dạng nào cũng phải hết sức tránh tình trạng thổi phồng công dụng, quảng cáo lộ liễu, sai sự thật (VD: “bác sĩ trả về vẫn chữa khỏi”, “cam kết khỏi hẳn”, “trị dứt điểm”,…). Cách làm này không chỉ khiến khách hàng mất niềm tin và không bao giờ quay lại, mà còn khiến chính bạn vi phạm các quy định về quảng cáo dược phẩm.

2. SEO – tận dụng thói quen tiêu dùng để làm digital marketing dược phẩm

Có một sự thật là người Việt thường có thói quen “google search” để tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh tật trước khi đến bệnh viện thăm khám trực tiếp. Điều này xuất phát từ nguyên nhân các bệnh viện tuyến trên thường gặp tình trạng quá tải, thủ tục hành chính rườm rà, lo sợ lây nhiễm chéo,… Tuy đây không phải cách làm đúng, nhưng đồng thời, nó cũng tạo ra thêm một cơ hội để các hãng dược tiếp cận khách hàng.

Một lưu ý khi triển khai các nội dung về dược học, bệnh học trên website của bạn, đó là hãy tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “5 đúng” trong marketing dược: 1. Đúng thuốc; 2. Đúng lượng; 3. Đúng nơi; 4. Đúng giá và 5. Đúng lúc. Đừng “thổi phồng” sản phẩm có thể chữa được “bách bệnh” hay “bác sĩ trả về vẫn có thể cứu sống”. Làm như vậy, bạn không chỉ vi phạm các quy định của Nhà nước mà còn có thể khiến khách hàng “một đi không trở lại”, uy tín doanh nghiệp dần về không.

3. Mạng xã hội – nơi hãng dược đồng hành cùng khách hàng

Sự phổ biến và tiện dụng của mạng xã hội( Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram…) đã khiến nó ngày càng trở thành một công cụ marketing hữu ích trong ngành dược phẩm. Các nhãn hàng có thể “lợi dụng” rất nhiều tính năng của mạng xã hội để phục vụ cho chiến lược digital marketing của mình, như:

  • Livestream với các chuyên gia tư vấn, bác sĩ, dược sĩ để giải đáp các thắc mắc về sản phẩm.

  • Tổ chức webinar (một dạng hội thảo online) để quảng bá về sản phẩm mới 

  • Tung các quảng cáo để chúng “chủ động” tìm đến với các khách hàng đang có nhu cầu.

  • Đăng tải các hình ảnh, clip review, clip viral về sản phẩm.

Thế mạnh của mạng xã hội là tạo ra những kết nối, tương tác trực tiếp, chân thực. Do đó, các hãng dược nên biến mạng xã hội trở thành một người đồng hành tin cậy, khiến khách hàng có thể an tâm chia sẻ mọi trăn trở thay vì chỉ thông tin đơn thuần như website.

4. Báo mạng – kênh truyền thống không thể bỏ qua

Dược phẩm là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Thế nên, uy tín sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu để họ cân nhắc mua hàng. Và trong những cách nâng cao uy tín sản phẩm, không thể không nhắc đến báo chí.

Trong tâm lý của người tiêu dùng, báo chí là một “kênh thứ ba”, một nguồn chính thống ở bên ngoài nên điều họ nói về sản phẩm sẽ khách quan và đáng tin cậy hơn.

5. YouTube 

Nhiều tệp khách hàng trung tâm của các hãng dược có thói quen thường xuyên lên YouTube xem video như trẻ em, phụ nữ đã lập gia đình, người trung niên,…

Một số nội dung cơ bản cần có của một kênh digital marketing dược là:

  • Các video dạng explainer giải thích về cơ chế sản phẩm, công dụng, chức năng của thuốc.

  • Các video dạng review ghi lại cảm nhận, chia sẻ của những người đã sử dụng sản phẩm.

  • Các video dạng phỏng vấn chuyên gia, ghi lại đánh giá của các dược sĩ, bác sĩ, nhà chuyên môn về sản phẩm.

Khi các nội dung được đầu tư và chia sẻ trên các trang mạng xã hội, chúng không chỉ giúp cải thiện niềm tin và uy tín đối với khách hàng cũ, mà còn giúp thu hút khách hàng mới tìm hiểu về doanh nghiệp. Nhu cầu đó sẽ đưa họ không chỉ đến trang truyền thông xã hội mà còn đến trang website chính. Thực tế các báo cáo chỉ ra rằng, sau khi theo dõi một thương hiệu trên mạng xã hội, 91% người dùng truy cập trang web hoặc ứng dụng của thương hiệu, 89% sẽ mua hàng của thương hiệu đó. Mạng xã hội giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi một cách tự nhiên, tác động trực tiếp tới doanh thu của thương hiệu

CHIẾN LƯỢC ĐA KÊNH

Một chiến lược truyền thông marketing đa kênh sẽ cần xem xét các kiểu tiếp xúc khác nhau của khách hàng với một doanh nghiệp, từ đó xác định cách những điểm tiếp xúc này có thể được kết hợp trong một kế hoạch marketing, để làm sao đạt được mục tiêu đề ra. Chiến lược này sẽ được triển khai trên cả 2 kênh là online và offline. Ví dụ như có thể kết hợp outbound với website và email của inbound chẳng hạn.

Các chiến lược đa kênh bắt nguồn từ việc đánh giá nội bộ để xác định sở thích kênh của khách hàng, cũng như điểm mạnh của tổ chức dựa trên các quy trình nội bộ. Các công ty Dược phẩm khi lên chiến lược đa kênh sẽ phải xem xét nhiều yếu tố như insights khách hàng, trải nghiệm cũng như năng lực nội bộ của tổ chức khi áp dụng chiến lược đa kênh.

Dưới đây là hai chiến lược marketing phổ biến mà các công ty Dược phẩm có thể áp dụng rộng rãi, bắt nguồn từ chiến lược đa kênh này.

Chiến Lược Sở Hữu Khách Hàng

Chiến lược thu hút khách hàng sẽ xác định khả năng kết hợp tốt nhất giữa phương tiện và công cụ tương tác (tạo khách hàng tiềm năng và cung cấp sản phẩm) để có được khách hàng mới bằng cách nhắm mục tiêu và tiếp cận họ qua hành trình khách hàng online và offline. Chiến lược này liên quan đến trọng tâm tiếp thị là tạo ra các khách hàng và khách hàng tiềm năng mới, thường hiển thị dưới dạng các câu hỏi liên quan đến inbound sales. Một thành phần thiết yếu cho hầu hết các tổ chức.

Chiến Lược Giữ Chân Khách Hàng

Chiến lược giữ chân khách hàng tập trung ít hơn vào việc tạo ra khách hàng mới và nhiều hơn vào việc giữ chân khách hàng hiện tại – những khách hàng mà bạn đã đầu tư và kiếm được – họ hài lòng, trung thành và mua hàng của bạn. Chiến lược có thể bao gồm việc cung cấp dịch vụ phù hợp với tuyên bố giá trị và thương hiệu hoặc bán kèm, bán thêm, yêu cầu giới thiệu (referrals marketing) từ khách hàng hiện tại và phát triển các chương trình tăng lòng trung thành của khách hàng. Các bộ phận dịch vụ/chăm sóc khách hàng cũng được ra đời vì lý do này.

Chiến lược Marketing & Chiến dịch truyền thông dược phẩm online là đòn bẩy vàng mà các doanh nghiệp dược hiện nay nên áp dụng, vì những lợi ích mà nó mang lại là rất lớn. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia truyền thông tận tâm và có nhiều kinh nghiệm thực chiến hãy liên hệ ngay Dược sĩ Thu Hà – Founder UniMedia & CMO Unicare Group, để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp, nhanh nhất.