Hướng đi nào cho thị trường thời trang nam Việt Nam năm 2022?

15/08/2022 03:58

Trong bối cảnh thị trường 2022, nhiều công ty nhận ra ngày càng nhiều người thích dùng các nền tảng trực tuyến để mua sắm quần áo và cập nhật những xu hướng thời trang.

 

CEO Nguyễn Thành Đạt - Tập đoàn DQ Group nhận định về ngành dệt may năm 2022 

 

Theo báo cáo của tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2021 là năm thử thách khắc nghiệt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do tác động của đại dịch Covid-19 và xu hướng giảm cầu tiêu dùng. Dệt may là một trong những ngành thâm dụng lao động nhất nên tác động tiêu cực của dịch bệnh càng nặng nề hơn. Trong bối cảnh đó, nhiều công ty nhận ra ngày càng nhiều người thích dùng các nền tảng trực tuyến để mua sắm quần áo và cập nhật những xu hướng thời trang. Để luôn “trong cuộc chơi” và tăng doanh số bán hàng, các công ty phải điều chỉnh hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu số mới này.

Thương hiệu Richard Adam: “Khởi nghiệp thời trang có thể tiếp cận khách hàng trực tuyến tiềm năng mà không cần đầu tư lớn”.

 

Phỏng vấn CEO Nguyễn Thành Đạt - Giám đốc thương hiệu Richard Adam cho biết: “Các doanh nghiệp khởi nghiệp thời trang có thể tiếp cận khách hàng trực tuyến tiềm năng mà không cần vốn đầu tư lớn, còn khách hàng Việt đã quen với việc đặt hầu hết mọi thứ trực tuyến và được giao đến tận nhà. Doanh nghiệp khởi nghiệp cũng có thể tận dụng lợi thế từ sự ra đời các công nghệ mới trong tạo mẫu kỹ thuật số, tạo hình ảnh”.

Trong khi đại dịch khiến mọi người hết sức lo âu và gây xáo trộn hầu hết các tổ chức, CEO Nguyễn Thành Đạt lại cho rằng đây là cơ hội để ngành công nghiệp non trẻ xem xét lại mô hình kinh doanh và xác định phương cách để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Đây cũng là cách Richard Adam có thể trụ vững và phát triển sau cơn suy thoái lớn nhất của ngành dệt may trong 10 năm qua. 

Năm 2022 là cơ hội để ngành công nghiệp non trẻ xem xét lại mô hình kinh doanh

 

CEO Nguyễn Thành Đạt nhấn mạnh: “Các thương hiệu trong nước cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường chứ không nên chỉ dựa vào một dòng sản phẩm để kinh doanh. Thương hiệu Việt nên hiểu khách hàng mục tiêu và thị trường ngách của mình, và thực hiện các chiến lược để giữ khách hàng trung thành, đồng thời nên hiểu biên lợi nhuận là bao nhiêu trước khi định giá bán lẻ hay áp dụng bất kỳ chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá nào”.

Theo đại diện thương hiệu Richard Adam, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa tạo ra nhiều thách thức, vừa mở ra nhiều cơ hội để phát triển thương hiệu, mở rộng thị phần. Đây như là “bộ lọc” đối với các thương hiệu nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp về vốn, nguồn hàng, từ đó tạo điều kiện phát triển đối với các thương hiệu đủ sức cạnh tranh, có ngôn ngữ, xu hướng thiết kế riêng. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải thay đổi tư duy, đặc biệt là doanh nghiệp ngành thời trang cần chú trọng đến: 

  1. Có chiến lược rõ ràng và làm trong khả năng 

  2. Xác định và tập trung vào bản sắc độc đáo riêng của thương hiệu, chẳng hạn như lồng ghép câu chuyện và cá tính riêng vào sản phẩm

  3. Tin tưởng vào bản thân và phát triển ý tưởng riêng từ các chủ đề và lĩnh vực có ý nghĩa với bạn

  4. Đừng dựa vào tổ hợp các mặt hàng cố định mà quên duy trì phát triển sản phẩm. Luôn suy nghĩ về những gì sẽ diễn ra tiếp theo

  5. Tránh xa các sản phẩm có tuổi đời hạn chế

  6. Xem xét các kỹ thuật dệt và những vấn đề như quản lý chất thải vải

  7. Đừng sợ thất bại vì bạn có thể học hỏi từ những sai lầm

Richard Adam: “Thương hiệu phải luôn tiến về phía trước.”

 

Vấn đề cuối cùng ngành thời trang cần lưu ý là các công ty phải dựa vào sự hấp dẫn của thương hiệu hoặc sự phù hợp của thời trang để thu hút, giữ chân nhân tài trong một thị trường việc làm chật hẹp. Các nhà lãnh đạo ngành bán lẻ phải hành động nhanh chóng để bảo vệ vai trò lãnh đạo của họ. Thời trang mới luôn là nguồn hứng thú của khách hàng và được nhiều người quan tâm trong thời gian qua. Để thành công, thương hiệu phải luôn tiến về phía trước.

 

Website: https://richardadam.com.vn 

Shopee : https://shopee.vn/richardadamvietnam