3 BÍ QUYẾT CỞI BỎ “NỖI SỢ NÓI" TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG

23/06/2023 03:08

 

 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 75% tất cả mọi người đều từng trải qua nỗi sợ khi nói trước đám đông. Trên thực tế, nỗi sợ là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta không đạt được mục tiêu và thất bại. Bệnh “sợ nói” vô tình cản trở cơ hội thể hiện bản thân, từ đó ít được công nhận trong công việc hơn so với những người khác.

 

Nỗi sợ khi phải đứng trước đám đông không khác gì một “tù nhân trong ngục tối", gặm nhấm sự lo lắng và thấp kém của chính bản thân qua mỗi ngày. Cảm giác đó thực sự kinh khủng vì chỉ biết vùng vẫy mà không biết cách nào để thoát khỏi được trạng thái đó. Vậy nhóm nhà đào tạo thực chứng của Viện Khoa Học Công Nghệ Giáo Dục bao gồm Lương Thị Bạch Lan, Nguyễn Minh Hương, Trần Thanh Thanh Huyền, Triệu Thị Hải Phương đã vượt qua song sắt ấy và giải phóng cho chính bản thân mình như thế nào? 

 

Một buổi talkshow với tựa đề  “3 bước để vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông" được ra đời với mục tiêu phá vỡ niềm tin giới hạn của bất kỳ ai, khơi dậy niềm tin mãnh liệt với bản thân và giải pháp cho việc “sợ nói". Nhóm nhà đào tạo thực chứng đã  tìm ra 3 biểu hiện bên trong khá và đúc kết thành chuỗi phản ứng 3T (Trốn tránh – Trì hoãn  - Tự Ti). 

Nguyên nhân của việc sợ nói, sợ đứng trước đám đông xuất phát từ những nỗi sợ sâu kín nhất bên trong: 

  • Sợ bị phán xét: sợ mình nói không hay, sợ bị cười chê vì ngôn ngữ, hình thể, kiến thức,...

  • Phán xét người khác: khi người khác nói thì mình lại phán xét họ, cố gắng tìm những điều không hay để chê bai, giễu cợt

  • Phán xét chính mình: tự hạ thấp giá trị của bản thân, không dám chia sẻ vì nghĩ mình chưa đủ kiến thức, chưa đủ sự chuẩn bị, chưa đủ sự tự tin…mà đã dám nói

Như vậy, nguyên nhân cản trở chúng ta nói trước người khác hay đám đông là do “phán xét”, người ta phán xét mình, rồi mình phán xét người khác, rồi mình sợ người khác phán xét mình, và mình tự phán xét mình. Nó là cái vòng tròn luẩn quẩn bên trong không thể dừng lại. Vậy phải làm sao để vòng tuần hoàn đó chấm dứt? 

Việc đầu tiên giải quyết nỗi sợ không phải là trốn tránh,  phủ nhận nó mà là thừa nhận cảm xúc sợ. Trong khoa học não bộ, có một nơi gọi là amygdala, là nơi xác định, điều chỉnh và lưu giữ cảm xúc, cũng là bộ lọc hoàn hảo giúp con người phản ứng với những mối nguy hiểm. Việc thừa nhận cảm xúc giúp cho amygdala được gọi tên, cảm xúc sẽ dịu xuống và để tâm trí tự do làm việc. Ví dụ, khi mình run, mình làm đủ mọi cách để không run nữa, nhưng cách đó chỉ có tác dụng ngắn hạn. Ngược lại, nếu bạn trấn an bản thân bằng việc, mình đang run, mình đang run, thì dần dần bạn sẽ bình tĩnh. 

 “Thời điểm tốt nhất để trồng cây là 20 năm trước. Thời điểm tốt thứ 2 là ngày hôm nay”. Nếu cứ trì hoãn rằng, mình sẽ đợi bao giờ đủ tự tin, đủ nói hay mới hành động thì mãi mãi không thể nào toả sáng. Đó là cách bạn đối diện trực tiếp với nỗi sợ. 

 

“Cách đây 3 tháng, có sự thôi thúc bên trong mình cần phải nói trước đám đông nên Lan đã đăng ký lớp “Nhà Đào Tạo Thực Chứng”, sau 3 tháng ròng rã học được rất nhiều kiến thức quý giá từ Tiến sĩ danh dự Bùi Thu Hiền - Viện trưởng Viện Khoa Học Công Nghệ Giáo Dục, và hôm nay Lan đã ở đây để chia sẻ cùng các bạn" - một thành viên nhóm nhà đào tạo thực chứng chia sẻ hành trình của mình. Nếu muốn vượt qua, hãy tiếp thêm sức mạnh cho nhiều người khác, bằng cách giúp mọi người vượt qua nỗi sợ khủng khiếp này, đó sẽ là động lực để bạn tự tin tỏa sáng trước đám đông. Nếu chỉ làm vì mình, thì nỗi sợ sẽ lớn. Nhưng khi chúng ta có động lực làm vì người khác, thì động lực lại lớn hơn tất cả. 

 

Muốn trở thành một diễn giả, một nhà đào tạo quan trọng nhất là kỹ năng thuyết trình, truyền đạt nội dung đến học viên của mình. Khởi đầu là những “tù nhân" bất lực sau song sắt sợ nói, sợ bị phán xét, sau 3 tháng đồng hành và học tập tại khoá học Nhà Đào Tạo Thực Chứng, nhóm đã có những thành tựu xuất sắc khi dám tự tin chia sẻ những kiến thức mình có với cộng đồng. Khoá học không chỉ cung cấp cho mỗi học viên lộ trình đào tạo bài bản, kiến thức tư duy cần có của một nhà đào tạo, mà còn giúp các học viên khai phá được tiềm năng vô hạn và vượt qua nỗi sợ của bản thân. Được dẫn dắt bởi người thầy với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo - Tiến sĩ danh dự Bùi Thu Hiền - Viện trưởng Viện Khoa Học Giáo Dục, các học viên đang chạm tay được đến với ước mơ của mình - trở thành một nhà đào tạo, trao đi trí tuệ và sự tử tế cho cuộc đời, để bất kỳ ai cũng được sống trong thành công và hạnh phúc.